13/01/2024

Hướng dẫn quy trình kiểm toán tài sản cố định

Tại sao cần thựchiện kiểm toán tài sản cố định, kiểm toán tài sản cố định như thế nào cho nhanh chóng, chuẩn xác? Ngay sau đây Công ty TNHH Minh KPMG sẽ hướng dẫn bạn chi tiết quy trình thực hiện kiểm toán tài sản cố định và những lưu ý khi tiến hành kiểm toán TSCĐ nhé!

Mục tiêu của kiểm toán TSCĐ?

Tài sản cố định (TSCĐ) luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt TSCĐ còn phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Chính vì thế mà kiểm toán TSCĐ là một khoản mục quan trọng khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính.

Ngoài ra thì chi phí hình thành nên 1 TSCĐ của doanh nghiệp thường rất lớn với khả năng quay vòng vốn tương đối chậm. Vậy nên quá trình kiểm toán tài sản cố định sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được tính kinh tế cũng như tính hiệu quả của việc doanh nghiệp dành nguồn lực đầu tư cho tài sản cố định. Điều này cũng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định của mình.

Mục tiêu của kiểm toán TSCĐ là góp phần phát hiện các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nên nguyên giá của TSCĐ, chi phí sửa chữa, khấu hao TSCĐ để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Thực tế thì đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng TSCĐ lớn thì kiểm toán TSCĐ gần như là khoản mục quan trọng hàng đầu trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

kiểm toán tài sản cố định

Những thông tin cần chuẩn bị khi thực hiện kiểm toán TSCĐ

Thông thường, kiểm toán viên sẽ yêu cầu cung cấp một số giấy tờ như sau:

  • Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan tài sản cố định; Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh;
  • Danh sách chi tiết tài sản cố định tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ theo từng loại;
  • Bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ;
  • Chứng từ liên quan đến tài sản cố định trong kỳ.

Ngoài ra, các chứng từ liên quan đến các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp đều có thể được kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp giao nộp, cung cấp để kiểm tra trong quá trình kiểm toán tài sản cố định. Các chứng từ này có thể gồm:

1. Hồ sơ tài sản cố định của doanh nghiệp

Hồ sơ tài sản cố định gồm những chứng từ như sau:

  • Hóa đơn, chứng từ hình thành
  • Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
  • Biên bản giao nhận tài sản cho bộ phận sử dụng, quản lý
  • Thẻ tài sản cố định
  • Dán nhãn thông tin và số thẻ tài sản

2. Chứng từ liên quan đến tài sản cố định nhận góp vốn

  • Biên bản họp hội đồng quản trị/HĐTV công nhận giá trị góp vốn bằng tài sản, biên bản bàn giao tài sản góp vốn, biên bản góp vốn.
  • Giấy tờ thẩm định giá có xác nhận của Ban giá sở tài chính hoặc công ty thẩm định giá độc lập.
  • Giấy tờ hồ sơ sang tên đổi chủ, lệ phí trước bạ (TSCĐ góp vốn được miễn các loại thuế, kể cả lệ phí trước bạ)
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hình thành trước khi góp vốn. (nếu có).

3. Hồ sơ tài sản cố định mua mới

  • Hợp đồng mua tài sản/hợp đồng nhập khẩu
  • Hoá đơn giá trị gia tăng/hoá đơn thông thường mua tài sản
  • Hoá đơn nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện đi kèm
  • Chứng từ chuyển giao, thuê chuyên gia, vận chuyển lắp đặt nếu có
  • Biên bản giao nhận tài sản của người bán cho công ty
  • Chứng từ/biên lai nộp thuế (Lệ phí trước bạ, thuế trực thu)

4. Hồ sơ tài sản cố định xây dựng lắp hoàn thành, sửa chữa lớn

  • Bản vẽ kỹ thuật
  • Dự toán chi phí và tiêu hao
  • Hợp đồng thi công, xây lắp, sửa chữa, gia công (thuê ngoài)
  • Hồ sơ quyết toán, bản vẽ hoàn công khi nghiệm thu – bàn giao.
  • Tập hợp chi phí do công ty trực tiếp thực hiện về: vật tư, nhân công theo nguyên tắc thực tế phát sinh có hoá đơn tài chính hoặc chứng từ hợp lý –hợp lệ
  • Biên bản nghiệm thu từng phần/toàn phần
  • Biên bản bàn giao tài sản cố định xây lắp, sửa chữa hoàn thành
  • Hoá đơn tài chính cho giá trị thuê gia công, xây lắp hoàn thành
  • Hợp đồng vay vốn và chứng từ trả lãi vay (nếu có)

5. Hồ sơ tài sản cố định thuê tài chính

  • Hợp đồng thuê tài chính
  • Hồ sơ thanh toán lần đầu, tiền gốc và tiền lãi từng kỳ
  • Biên bản bàn giao, đưa vào sử dụng

6. Hồ sơ tài sản cố định thuê hoạt động

  • Hợp đồng thuê
  • Hoá đơn tài chính
  • Chứng từ thanh toán
  • Biên bản giao nhận

7. Hồ sơ thanh lý tài sản cố định

  • Biên bản họp hội đồng quản trị đồng ý thanh lý tài sản
  • Quyết định của giám đốc về việc thanh lý tài sản cố định
  • Hợp đồng thanh lý nhượng bán tài sản cố định
  • Hoá đơn giá trị gia tăng ghi theo giá bán đàm phán được
  • Chứng từ thanh toán theo hoá đơn
  • Biên bản bàn giao tài sản cho người mua.

Quy trình kiểm toán tài sản cố định

Quy trình kiểm toán tài sản cố định bao gồm các giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Đối với bước này chúng ta cần chuẩn bị:

  • Chuẩn bị phần mềm kiểm toán (nếu có);
  • Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cần kiểm toán;
  • Xác lập mức trọng yếu;
  • Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho khoản mục tài sản cố định.

2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán TSCĐ của doanh nghiệp theo chuyên môn và các bước phù hợp.

3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Tiến hành tổng hợp các kết quả, đánh giá lại sai sót, lập và phát hành báo cáo kiểm toán đồng thời tiến hành soát xét quá trình kiểm toán.

Lưu ý:

Các bước chi tiết trong quá trình kiểm toán TSCĐ doanh nghiệp sẽ tuỳ thuộc vào tỷ trọng TSCĐ, mức trọng yếu của việc kiểm toán và các phát sinh trong quá trình thực hiện. 

Trên đây Minh KPMG đã hướng dẫn bạn quy trình thực hiện kiểm toán tài sản cố định và những thông tin cần chuẩn bị cho quá trình kiểm toán TSCĐ. Kiểm toán tài sản cố định là một quy trình không kém phần phức tạp và đòi hỏi đội ngũ kiểm toán viên có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện.

Nếu như bạn đang có nhu cầu kiểm toán TSCĐ cần một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện kiểm toán TSCĐ của doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Minh KPMG Việt Nam – Công ty kiểm toán lớn, uy tín với hơn 15 năm kinh nghiệm, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán Đồng Nai và các tỉnh thành phía Nam.

Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán Đồng Nai của Minh KPMG tại đây!

WordPress › Lỗi

Đã có một lỗi nghiêm trọng trên trang web của bạn.

Tìm hiểu thêm về gỡ lỗi trong WordPress.