Trọn bộ kinh nghiệm kiểm toán tài sản cố định
Chia sẻ cùng bạn trọn bộ kinh nghiệm kiểm toán tài sản cố định. Thực hiện kiểm toán tài sản cố định chi tiết, chính xác và tuân thủ theo các quy định của Pháp luật. Nếu như bạn đang gặp nhiều khó khăn trong kiểm toán tài sản cố định xem hướng dẫn chi tiết phía dưới đây!
Xem ngay: Mục tiêu của kiểm toán tài sản cố định!
Các thông tin doanh nghiệp cần cung cấp để thực kiểm kiểm toán TSCĐ
- Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến tài sản cố định bao gồm: Báo cáo tài chính, bảng cân đối phát sinh…
- Danh sách chi tiết tài sản cố định tặng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ theo từng loại
- Bảng khấu hao tài sản cố định trong kỳ
- Chứng từ liên quan đến tài sản cố định trong kỳ
Thủ tục cần thực hiện khi kiểm toán tài sản cố định
Bước 1: Rà soát, đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết tài sản cố định
Thực hiện đối chiếu các số liệu trên Báo cáo tài chính với các số liệu trên Sổ cái, Sổ chi tiết, Sổ cân đối số phát sinh, bảng tính khấu hao theo từng phân mục tài sản như:
- Nhà cửa, vật kiến trúc;
- Máy móc, thiết bị;
- Phương tiện vân tải, thiết bị truyền dẫn;
- Thiết bị, dụng cụ quản lý;
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc;
- Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng;
- Các tài sản cố định khác
Tiến hành đối chiếu toàn bộ các số đầu kỳ, số phát sinh tăng, số phát sinh giảm và số cuối kỳ của từng khoản mục để đảm bảo tính thống nhất giữa các loại sổ sách chứng từ. Đây là bước khá quan trọng đảm bảo số dư tài sản là đúng.
Bước 2: Rà soát tăng, giảm tài sản trong kỳ
Cho tất cả những lần mua thêm và thanh lý tài sản trọng yếu, bạn cần kiểm tra các chứng từ đi kèm để đảm bảo nguyên giá của tài sản cố định được ghi nhận tăng/giảm đúng trên sổ sách.
Các chứng từ cần xem xét bao gồm:
Đối với tài sản cố định do mua mới:
- Hợp đồng mua bán;
- Hóa đơn;
- Biên bản bàn giao tài sản;
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Các chứng từ khác liên quan đến chi phí hình thành nên tài sản bao gồm các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.
Đối với giảm tài sản cố định:
- Quyết định thanh lý tài sản cố định;
- Hợp đồng mua bán;
- Hóa đơn;
- Biên bản bàn giao tài sản;
- Các chứng từ liên quan khác để đảm bảo giá trị bán, lỗ lãi trong quá trình thanh lý tài sản;
Đối với tài sản từ xây dựng và vốn hóa:
Bạn cần xem xét các chứng từ như hợp đồng, hóa đơn cùng các chi phí nhân công và chi phí khác được vốn hóa trong TSCĐ.
Bước 3: Chi phí thuê, sửa chữa và bảo dưỡng
Đối với các chi phí liên quan đến thuê hoạt động, sửa chữa và bảo dưỡng. Rủi ro vốn hóa chi phí có thể gặp phải là chi phí bị ghi tăng dẫn tới mọi lợi nhuận giảm khi chi phí này không được vốn hóa.
Tiến hành rà soát lại các khoản chi phí thuê dưới hợp đồng thuê hoạt động, các khoản chi phí sửa chữa và bảo dưỡng lớn để xác định liệu rằng các chi phí này có nên được vốn hóa vào tài sản hay không.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03, tất cả những chi phí liên quan trực tiếp đến tài sản cố định và làm tăng khả năng sinh lời của tài sản so với trạng thái ban đầu đều đủ điều kiện ghi nhận tăng vào giá trị tài sản.
Bước 4: Khấu hao
Rà soát tính hợp lý của các chi phí khấu hao bằng cách rà soát các chính sách kế toán khách hàng đang sử dụng. Thông qua việc rà soát các phương pháp kế toán mà khấu hao đang sử dụng (như khấu hao đường thẳng hay khấu hao nhanh…), thời gian khấu hao theo thông tư 45 để xác định tính hợp lý của các chi phí khấu hao.
Bước 5: Rà soát các tài sản bị giảm giá trị
Sử dụng các thông tin thu thập trong suốt quá trình kiểm toán để xác định xem ban quản trị có nhận diện được các dấu hiệu của việc giảm giá trị tài sản hay không.
Trên đây là trọn bộ những kinh nghiệm bạn cần biết khi tiến hành kiểm toán tài sản cố định. Tài sản cố định chiếm giá trị lớn trong các báo cáo tài chính do đó mà việc thực hiện kiểm toán phải được thực hiện bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Tốt hơn hết bạn nên thuê một dịch vụ kiểm toán uy tín, chất lượng để được tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp, tận tình và chính xác nhất.
Xem ngay: Hướng dẫn trọn bộ các giai đoạn kiểm toán TSCĐ tại đây!